Tiểu Sử Ông Nguyễn Hòa Bình(Shark Bình)

3692
  • Ngày sinh: 01/01/1981
  • Tuổi: 43 tuổi
  • Nơi sống/ làm việc: Hà Nội
  • Nghề nghiệp: Chủ tịch Tập đoàn NextTech
  • Năm hoạt động: 2001 – nay
  • Facebook: https://www.facebook.com/SharkBinh/
Tiểu Sử Ông Nguyễn Hòa Bình(Shark Bình)

Ông Nguyễn Hòa Bình(Shark Bình) là chủ tịch Tập Đoàn NextTech chuyên hoạt động bên lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và giáo dục công nghệ.

Shark Nguyễn Hòa Bình là ai?

Shark Bình tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình. Ông sinh năm 1981 và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn NextTech – một tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng,…

Ông tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam 2019 trong vai trò là nhà đầu tư. Cái tên Shark Bình cũng ra đời từ đây.

nguyễn hòa bình là ai

Khởi nghiệp từ năm 20 tuổi

Là một người đam mê với công nghệ. Ông bắt đầu tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ khi còn học cấp 3. Năm 2001, khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), ông Bình đã bắt đầu khởi nghiệp. Ông thành lập ra công ty PeaceSoft – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khi đó, ông Bình vừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng, chèo lái PeaceSoft.

Trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công, ông Bình có chia sẻ về những khó khăn khi thành lập và phát triển công ty PeaceSoft . Ông tiết lộ, gần 3 năm đầu khiến ông mệt mỏi bởi nghề đi “code dạo” cứ ráo mồ hôi là hết tiền, những khi ốm đau không làm được là đói.

Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, nhà sáng lập NextTech khi đó đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chién lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á và PeaceSoft là ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.

Đây được cho là thời điểm cực thịnh của Peacesoft bởi theo ông Bình: eBay xuất hiện ở Việt Nam đúng vào thời điểm dân Việt đang “khát hàng ngoại”. Ebay.vn đã “chắp cánh” cho người Việt có thể mua sắm khắp thế giới. Nhân cơ hội đó, Peacesoft đã xây dựng thêm Nganluong.vn nhằm hỗ trợ thanh toán cho Chodientu.vn và eBay.vn.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại điện tử kéo đến. Khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các tên tuổi lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào. Điều này dường như là một cú giáng trí mạng đối với Peacesoft khi đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam. Đang từ đỉnh cao đứng trên vai người khổng lồ, Shark Bình như rơi xuống vực thẳm khi PeaceSoft dần mất thị trường vào tay các “ông lớn”khác. Thậm chí, ông Bình còn có nguy cơ mất luôn sự nghiệp hơn 10 năm xây dựng.

“Trên mặt đất, khi chợ không có khách thì vẫn còn bất động sản. Nhưng với chợ trên mạng thì chỉ còn một cái tên miền vô giá trị. Chưa kể, thương mại điện tử chỉ có chỗ cho một vài ‘ông lớn’, vậy còn có chỗ cho PeaceSoft?”, ông Bình đặt câu hỏi.

Con đường trở thành chủ tịch Tập đoàn triệu đô

Sau cuộc “ly hôn” với eBay, ông Bình đã lao vào mày mò trong không gian số và dần nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống.

Ông cũng nhận định, trong cuộc chơi thương mại điện tử, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với các đối thủ đến từ nước ngoài, song, trong môi trường truyền thống, Peacesoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ. “Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?” – ông Bình đặt câu hỏi. Một tầm nhìn mới về một thị trường ngách rộng lớn được ông Bình nhìn ra và đây chính là một lối thoát mới cho Peacesoft.

Ông Bình đã thuyết phục mọi người chuyển hướng kinh doanh từ “thương mại điện tử” sang phát triển “điện tử hóa thương mại”. Tầm nhìn mới được xây dựng và Tập đoàn NextTech cũng ra đời từ đó.

shark bình là ai

Sau khi ra đời, NextTech liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo… và mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác như Mỹ, Indonesia, Singapore,…

Hướng đi của NextTech sẽ là các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa hoạt động. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể dựa trên các thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thêm khách hàng và chia sẻ các giá trị gia tăng.

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lại của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Nguyễn Hòa Bình được mệnh danh là cá mập “phũ” nhất trong Shark Tank Việt Nam

Mặc dù mới tham gia Shark Tank Việt Nam năm 2019 nhưng Shark Bình đã để lại ấn tượng đặc biệt với các Startup cùng khán giả truyền hình. Ông được mệnh danh là vị Shark “phũ nhất chương trình bởi những phát ngôn thẳng thắn, “như tát nước vào mặt” startup.

Shark Bình gây chú ý khi liên tục đưa ra những nhận xét gay gắt cho startup, nhất là về sự “trên trời” của các vị CEO trong việc định hướng kinh doanh. Người ta nói, những phát ngôn của ông Bình chẳng khác nào dội thẳng một một gáo nước lạnh vào mặt các vị founder và CEO của các startup. Thậm chí, có nhiều người còn không giữ được bình tĩnh và suýt rơi nước mắt khi nghe Shark Bình nhận xét.

Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của founder Lê Nguyễn Khánh Trình trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, tập 6 phát sóng tối 28.8 vừa qua. Tại đây, Startup đã gọi vốn 5 triệu USD cho 10% cổ phần công ty chuyên xuất khẩu khung xếp đa năng tự lực. Tự định giá startup 50 triệu USD dù mới xuất khẩu được khoảng 1.000 đơn hàng, không chỉ Shark Bình, mà các Shark còn lại đều từ chối đầu tư, do starup này đã định giá công ty quá cao so với thực tế. Đặc biệt, Shark Bình không hề kiêng nể khi nhận xét Startup rằng “Em đang bị ngáo giá, điên rồ”.

shark bình 1

Startup bị Shark Bình mắng là “ngáo giá”. Ảnh: Cafebiz

Nhiều ý kiến cho rằng, Shark Bình đã quá phũ phàng với các Startup. Trả lời về ý kiến này, Shark Bình đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng, sở dĩ ông đưa ra nhận xét thẳng thắn như vậy là dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp đầy gian nan, ông rất yêu startup và không muốn startup vấp ngã. Cụ thể, ông Bình viết:

“Qua Show này mình “sáng tác” câu ăn theo “Shark Tank mồ hôi rơi, thương trường bớt đổ lệ”, vì Startup có bị mắng bị chê (một cách vô tư và hợp lý) thì mới tỉnh ra và trở nên thực tế mà tránh thất bại được. Vì vậy hãy coi Shark Tank như một “thao trường” về kinh doanh, ở đó có các vị “sỹ quan huấn luyện” nghiêm khắc chửi mắng rất gắt nhưng “thương lính như con” giống trên phim vậy.”

Với kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 20 năm và từng kinh qua những thời điểm khó găn nhất, Shark Bình khẳng định, ông thấu cảm sự cô đơn và thiếu thốn trong giai đoạn khởi nghiệp của các startup Việt. Đó cũng là một lí do quan trọng khiến ông sáng lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100. Ông mong muốn sẽ là người đồng hành và trở thành tri kỷ với các startup trên con đường đi đến thành công.