Lý lịch của Trịnh Văn Quyết
Trịnh Văn Quyết là ai?
Trịnh Văn Quyết hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD, là nhân vật giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Mặc dù sở hữu khối tài sản hơn 2 tỷ USD nhưng ông không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD mà vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này.
Trịnh Văn Quyết còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng Hàng Không Tre Việt (Bamboo Airways) – Công ty thành viên của tập đoàn FLC. Hãng bay này vừa chính thức cất cánh vào ngày 16/01/2019.
Trịnh Văn Quyết tên thật là gì?
Ông tên thật là Trịnh Văn Quyết.
Trịnh Văn Quyết sinh năm bao nhiêu?
Ông sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975.
Trịnh Văn Quyết quê ở đâu?
Ông sinh ra tại Vĩnh Phúc.
Học vấn của Trịnh Văn Quyết
Ông có bằng Cử nhân Luật (Đại học Luật Hà Nội); Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia). Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Mỹ); Chứng chỉ Đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).
Tài sản của Trịnh Văn Quyết là bao nhiêu?
Giá trị tài sản của ông từng được ước tính khoảng 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD.
Facebook cá nhân của Trịnh Văn Quyết
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010925348308
Con đường sự nghiệp của Trịnh Văn Quyết
Trịnh Văn Quyết được sinh ra trong gia đình công chức nghèo tại một vùng đất cổ Vĩnh Phúc. Bố là Trịnh Hồng Quý, mẹ là Đỗ Thị Giáp. “Xuất phát điểm vào đời của tôi không mấy suôn sẻ. Tốt nghiệp cấp 3, tôi vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Hai năm sau kiếm được ít tiền, tôi mới có thể thực hiện giấc mơ học lên tiếp của mình.” – Tỷ phú Trịnh Văn Quyết nhớ lại.
Khi bước chân vào giảng đường đại học, hoàn cảnh khi ấy khó khăn tới mức ông không thể mua nổi một chiếc xe đạp, đây cũng là thời điểm Mỹ gỡ cấm vận kinh tế với Việt Nam, là một cơ hội rất tốt cho những người kinh doanh trên thị trường. Những người bạn học của ông Quyết hồi ấy còn nhớ mãi hình ảnh cậu thanh niên gầy gò với vầng trán cao và đôi mắt sáng miệt mài trên giảng đường, luôn xuất sắc trong các môn học nhưng cũng đặt biệt nhanh nhạy với thời cuộc.
Năm 24 tuổi, Trịnh Văn Quyết đã hoàn thành xong 2 chương trình học tại Học viện Hành chính Quốc Gia và trường Đại học Luật Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp, với số vốn kinh doanh tích góp từ thời sinh viên, ông Quyết mở văn phòng Luật sư SMic. Năm 2008, ông thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SmiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.
Sau 15 năm hoạt động, công ty Luật SMiC đã trở thành một thương hiệu lớn đang vươn tầm hoạt động ra quốc tế, đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng và bằng khen của Bộ Tư Pháp.
Lĩnh vực bất động sản
Năm 2008, Cơ duyên đưa ông rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn Luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội. Ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.
Năm 2010, Sau một vài dự án thành công, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của Trịnh Văn Quyết..
FLC đã cho ra đời hàng loạt các hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng – sân golf FLC Sầm Sơn tại Sầm Sơn, Thanh Hóa; FLC Quy Nhơn tại Quy Nhơn, Bình Định. Ngoài ra, FLC còn đang triển khai nhiều dự án khác ở các phân khúc khác nhau của thị trường bất động sản. Các dự án này đều là tốc độ thi công thần tốc, quy mô lớn, tạo được tiếng vang trên thị trường.
Các công trình của FLC còn góp phần đánh thức tiềm năng du lịch các địa phương. Lần đầu tiên Sầm Sơn có du lịch biển 4 mùa, Bình Định cũng tăng lượng du khách tới Bình Định đã tăng trên 30% trong 6 tháng đầu năm 2016.
Ngoài ra, FLC thành công với một số dự án bất động sản lớn khác như: FLC GolfNet, Mandola Vĩnh Phúc, FLC Landmark Tower, Green City Vĩnh Phúc. Sau khi có kinh nghiệm triển khai thần tốc các dự án lớn, Trịnh Văn Quyết rút ra nguyên tắc “ 5 không” đó là: không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm
Lĩnh vực hàng không
Năm 2017 chính thức nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp phép thành lập hãng hàng không Bamboo Airways. Bamboo Airways cất cánh chuyến bay đầu tiên vào đầu năm 2019.
Đây là hãng hàng không hiếm hoi ngược dòng khủng hoảng Covid toàn cầu để đạt tăng trưởng trong 2020. Theo đó, năm 2020, Bamboo Airways đã khai thác vượt tới 10% tổng số chuyến bay và số lượt khách so với cùng kỳ, liên tiếp dẫn đầu bảng thống kê các hãng phục hồi và vượt công suất khai thác sau dịch bệnh. 100% số chuyến bay được thực hiện an toàn tuyệt đối, không xảy ra bất cứ sự cố đe dọa an ninh nào. Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu năm thứ hai liên tiếp về chỉ số đúng giờ, tăng tiệm cận mức tuyệt đối đạt 96% trong năm 2020, vượt 1,7% so với cùng kỳ.
Thành tích: Hãng bay non trẻ này sau hơn 3 tháng cất cánh đã lỗ 329 tỷ đồng. Mặt khác, Bamboo Airway lại lạc quan đã đề xuất tăng số lượng máy bay từ mức được phê duyệt lên mức 22 máy bay năm 2019 và 30 chiếc đến 2023. Tổng mức đầu tư dự án cũng được tăng lên 8.300 tỷ đồng.
Vợ Trịnh Văn Quyết là ai?
Vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp, sinh năm 1979 và từng theo học khóa K39 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bà Ngọc Diệp đang làm việc tại ngân hàng BIDV và được biết bà cũng gắn bó với ngành này hơn 20 năm kể từ lúc ra trường đến giờ.
Theo Người đưa tin, năm 2016 bà Lê Thị Ngọc Diệp sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng và xếp thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.
Nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019, bà Diệp đã bán hết 26.664.000 cổ phiếu và không còn là cổ đông của công ty này.
Thông tin mới nhất về bà Lê Thị Ngọc Diệp trên truyền thông là vào cuối năm 2019 khi Bamboo Airways tăng vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn, một vài dữ liệu cho thấy ông Trịnh Văn Quyết cùng phu nhân là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này (Mã CK: BAV) tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Được biết, vợ chồng ông Quyết và bà Diệp có 3 người con trai. Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Trịnh Văn Quyết cũng thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình trên trang Facebook cá nhân. Tuy nhiên, ông hầu như chỉ chia sẻ những hình ảnh chụp các con của mình, hình ảnh về người vợ hiếm khi được ông đăng tải.
Trịnh Văn Quyết giàu cỡ nào?
Năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu tổng tài sản vốn hóa chạm ngưỡng 58.851 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng 25.045 tỷ đồng so với năm 2016, sở hữu 318.514.630 cổ phiếu ROS, 135.187.150 cổ phiếu FLC và 2.630.000 cổ phiếu ART. Với thành tích này, Chủ tịch Tập đoàn FLC được xếp là người giàu nhất sàn chứng khoán tại thời điểm đó. Năm 2021, cổ phiếu FLC của tập đoàn FLC tăng giá mạnh, góp phần nâng tài sản của Trịnh Văn Quyết tăng vượt bậc trên sàn chứng khoán, cụ thể con số tăng lên ở ngưỡng 4.800 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán hiện tại, “cha đẻ” Tập đoàn FLC hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá gần 5.000 tỷ đồng gồm 3.231 tỷ đồng cổ phiếu FLC, 1.386 tỷ đồng cổ phiếu GAB, 179 tỷ đồng cổ phiếu ROS và 49 tỷ đồng cổ phiếu ART. Với số cổ phiếu này, Trịnh Văn Quyết hiện là người giàu thứ 40 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về mặt doanh nghiệp, báo cáo tài chính của FLC cho biết tập đoàn đang có khoảng 355 tỷ đồng tiền mặt và các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng. Về tiền mặt cá nhân, chưa thể xác định ông Quyết đang nắm trong tay bao nhiêu tiền, nhưng ông Quyết liên tục đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các đợt tăng vốn của Bamboo Airways hay FLC.
Cụ thể, đầu năm 2021, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng. Trong đợt này, riêng ông Quyết tham gia góp vốn gần một nửa, khoảng 1.738 tỷ đồng trong khi Tập đoàn FLC góp bổ sung 550 tỷ đồng. Được biết, hiện tại số lượng cổ phiếu FLC đăng ký bán lên tới 175 triệu cổ phiếu tương ứng tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỷ và với 74,8 triệu cổ phiếu đã thực hiện bán chui, tỷ phú gốc Vĩnh Phúc thu về tổng số tiền giao dịch khoảng 1.650 tỷ đồng.
Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 29/3/2022, ông Trịnh Văn Quyết bị C01 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội Thao túng thị trường chứng khoán. Lần lượt sau đó, cảnh sát bắt hai em gái ông Quyết là bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ, cùng bà Hương Trần Kiều Dung, và Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS.
Điều tra ban đầu xác định, từ ngày 1/9/2016 đến 10/1/2022, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và nhân viên trong Ban Kế toán để người thân lập 20 công ty.
Họ mượn và sử dụng chứng minh thư nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán. Tổng cộng, anh em ông Quyết mở 120 tài khoản tại Công ty CP Chứng khoán BOS, 330 tài khoản tại các công ty chứng khoán khác.
Cơ quan điều tra xác định mục đích của việc này nhằm liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo, mua bán với khối lượng lớn để chi phối thị trường vào lúc mở, đóng cửa; đặt lệnh mua, bán rồi lại hủy lệnh nhằm tạo cung cầu giả để thao túng 6 mã chứng khoán. Từ đây, nhóm ông Quyết thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Với việc tạo cung cầu giả, khi giá được đẩy lên trần, ông Quyết chỉ đạo người thân đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu với giá 22.586 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền ông Quyết hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.
Bộ Công an khi điều tra vụ án đã phát thông báo tìm các nhà đầu tư bị thiệt hại khi mua mã chứng khoán FLC, ROS, ART, HAI, AMD, GAB.
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01 – Bộ Công an) thông báo đã ra quyết định khởi tố bổ sung với ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, C01 khởi tố bà Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC. Bốn người này bị điều tra hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.
Cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2014 đến năm 2016 ông Quyết đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros (mã cổ phiếu là ROS) và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.
Tính đến ngày 24/2/2021, ông Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ dựng tên), thu được hơn 6.412 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.