Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

3358
Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Nội Dung ChínhLý lịch Tất Thành CangTất Thành Cang là ai?Vì sao Tất Thành Cang bị bắt? Tất Thành Cang bị bắt vì tội gì?Tất Thành Cang sinh năm bao nhiêu?Tất Thành Cang quê ở đâu?Học vấn của Tất Thành CangSự nghiệp và quá trình thăng tiến của Tất Thành CangCác bê bối của Tất […]

Lý lịch Tất Thành Cang

Tất Thành Cang là ai?

Tất Thành Cang từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào tháng 12/2018 ông bị cách chức, hiện là Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo công trình “Lịch sử TP.HCM”, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX do Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM quản lý.

Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Vì sao Tất Thành Cang bị bắt? Tất Thành Cang bị bắt vì tội gì?

Chiều 16/12/2020, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Cang để điều tra về hành vi ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’ theo điều 219, Bộ luật hình sự 2015, cùng ngày, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất thủ tục tạm đình chỉ nhiệm vụ và tư cách đại biểu HĐND của ông.

Tất Thành Cang sinh năm bao nhiêu?

Ông sinh ngày 5 tháng 2 năm 1971.

Tất Thành Cang quê ở đâu?

Ông sinh ra tại xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Học vấn của Tất Thành Cang

Tháng 6 năm 1993 đến tháng 9 năm 1998, Tất Thành Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1999 đến năm 2001, ông học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tại Hà Nội).

Tất Thành Cang có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật.

Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Sự nghiệp và quá trình thăng tiến của Tất Thành Cang

Tháng 2 năm 1990, Tất Thành Cang đi bộ đội lần lượt qua các nhiệm vụ, chiến sĩ, Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng huấn luyện chiến sĩ mới tại D40 thuộc Lữ đoàn 477 – Quân khu 7. Sau đó, ông về làm Trung đội phó Vệ binh, C32 thuộc Sư đoàn 5 – Quân khu 7, cấp bậc Thượng sĩ.

Ngày 7 tháng 9 năm 1991, Tất Thành Cang được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 6 năm 1993 đến tháng 9 năm 1998, Tất Thành Cang theo học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian học này, ông đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội sinh viên Trường, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.

Tháng 7 năm 2001 đến tháng 3 năm 2003, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Đại học chuyên nghiệp.

Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Năm 2003 đến năm 2004, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, Trưởng ban Mặt trận Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Tháng 12 năm 2004 đến năm 2009, Tất Thành Cang là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Tất Thành Cang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2007 – 2011 thuộc Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh, ông cũng là Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII

Năm 2009 đến năm 2012, ông là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.

Ngày 18 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Ngày 29 tháng 9 năm 2012, Tất Thành Cang được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín trao quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngày 14 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 13 HĐND TPHCM khóa VIII, Tất Thành Cang được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016, với tỷ lệ tán thành là 81,9%.

Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Ngày 17 tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ TP HCM khoá X, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 12 năm 2015, ông được miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Tất Thành Cang được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII. Tháng 2 năm 2016, ông được Thành ủy phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Võ Văn Thưởng nhận nhiệm vụ khác.

Tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX với 68,1% số phiếu bầu hợp lệ.

Ngày 26/12/2018, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Chiều 30/3/2019, bên hành lang hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, ông Tất Thành Cang cho biết được phân công làm Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình “Lịch sử TP HCM”.

Chiều 16/12/2020, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Cang để điều tra về hành vi ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’ theo điều 219, Bộ luật hình sự 2015, cùng ngày, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất thủ tục tạm đình chỉ nhiệm vụ và tư cách đại biểu HĐND của ông.

Thông tin tiểu sử Tất Thành Cang

Các bê bối của Tất Thành Cang

Một trong những sai phạm không thể không kể đến của Tất Thành Cang là vụ việc bán đất với “giá bèo” vào năm 2017. Cụ thể,  phần đất công sản trên 32,4 ha ở Phước Kiển (Nhà Bè) được cho là có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ hơn 419 tỷ đồng. Và người chịu trách nhiệm cho vụ việc này chính là Tất Thành Cang vì ngày 1 tháng 6 năm 2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, chấp thuận cho thương vụ mua bán này. 

Tiếp đến là dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm trong năm 2018 vừa qua, Tất Thành Cang đã phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá “trên trời” với tổng chiều dài 12km và tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, với thẩm quyền của ông thì chỉ được phê duyệt những dự án có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng?! 

Vậy làm thế nào để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh? Ngoài việc dùng 79 ha “đất vàng” ở trung tâm Khu đô thị Thủ Thiêm thì Tất Thành Cang chẳng thể “nghĩ thêm” cách nào khác! 

Những vi phạm của Tất Thành Cang được nhận định là rất nghiêm trọng, gây bức xúc cho toàn xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng và Thành ủy vì vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, đầu tư bất động sản, quyết định không đúng thẩm quyền, đồng thời, không đảm bảo quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố và thiếu kiểm tra trong việc triển khai thực hiện các quyết định. 

Vậy nên, ngày 26/12/2018, Tất Thành Cang đã bị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh  nhiệm kỳ 2015-2020. 

Không chỉ dừng lại ở đó, Tất Thành Cang lại đang có thêm sai phạm mới vào vì được cho là đã chỉ đạo Công ty Tân Thuận (IPC) bán công ty con là Nam Sài Gòn (Sadeco) cho tư nhân thôn tính với “giá mềm vô cùng”.

Theo thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, sai phạm này đã gây thiệt hại lên đến 153 tỷ đồng cho Nhà nước, một con số không hề nhỏ và đem đến gánh nặng không nhẹ cho nhân dân.