Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

252
Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

Tiểu sử Lã Phong Lâm, nam ca sĩ có biệt danh "hoàng tử nhạc chế" với những bài nhạc chế đi vào lòng người, người từng là giang hồ vướng vòng lao lý.

0
(0)

Lý lịch của Lã Phong Lâm

Lã Phong Lâm là ai?

Lã Phong Lâm thời trẻ từng là một đại ca giang hồ vào những năm 2012 – 2013. Sau đó anh vướng vòng lao lý và phải lĩnh mức án 9 tháng tù giam.

Sau khi ra tù, với ý chí làm lại cuộc đời, Lã Phong Lâm lựa chọn trở thành một ca sĩ. Anh thường xuyên sáng tác những bản nhạc buồn. Trong những bản nhạc ấy thường xuyên xuất hiện cảnh giang hồ. Bởi những giai điệu trong từng câu chữ ở mỗi bài như muốn gợi nhớ những kỷ niệm vấp ngã và con đường bươn chải cuộc sống của anh.

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

Lã Phong Lâm tên thật là gì?

Anh tên thật là Lã Phong Lâm.

Lã Phong Lâm sinh năm bao nhiêu?

Anh sinh ngày 20 tháng 02 năm 1980.

Lã Phong Lâm quê ở đâu?

Anh sinh ra tại Hà Nội.

Facebook của Lã Phong Lâm?

https://www.facebook.com/laphonglam.offical

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

Cuộc đời và sự nghiệp của Lã Phong Lâm

Lã Phong Lâm là một ca sĩ đã hoạt động khá lâu trong làng âm nhạc Việt. Anh đã có khoảng 60 ca khúc do chính mình sáng tác, và phần lớn là viết lại cảm xúc bất chợt của anh. Anh tự coi mình là nghệ sĩ đường phố, thường ôm cây đàn ghi ta và biểu diễn cho bạn bè nghe những sản phẩm âm nhạc tự biên tự diễn của mình. Nhưng điều ngạc nhiên là những sản phẩm âm nhạc này của anh lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả.

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm
Năm 2014, Lâm và ekip của mình đã cho ra đời MV “Không thấy ngày về”. Khi mới phát hành, ca khúc này được xem như là một bản thử nghiệm để xem mức độ quan tâm của công chúng đối với Lâm, thế nhưng bất ngờ là ca khúc này đã thành công ngoài sức tưởng tượng của Lâm và ekip.

Năm 2015, nam ca sĩ này tiếp tục cho ra đời sản phẩm âm nhạc tiếp theo để đánh dấu sự chuyên nghiệp trong nghề ca ca hát của mình, đó là MV “Khóc trong mưa”. Ca khúc này là một bản nhạc Pop ballad sâu lắng, nhẹ ngành mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người nghe. Để thực hiện MV này, Phong Lâm đã phải vay tiền, điều đó khiến anh nhiều đêm mất ngủ vì đắn đo xem nên dừng lại hay tiếp tục thực hiện MV này. Rất may mắn là bên cạnh Lâm luôn có những người bạn đồng nghiệp tốt, luôn động viên anh và tiếp thêm cho anh năng lượng, để anh tự tin bước chân vào giới showbiz.

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm
Với Lâm, âm nhạc là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của anh. Sau mỗi ngày làm việc vất vả, với nhiều áp lực của cuộc sống, anh lại ôm cây đàn ghi ta và hát lên những câu chuyện của đời mình. Gia tài quí giá nhất của Lâm đó là cuốn chép nhạc với 60 ca khúc, đó là sự yêu mến và ủng hộ của những người hâm mộ anh. Nếu như ai đó tìm đến với nghệ thuật là để thỏa chữ “danh”, thì Lâm lại ngược lại, anh đến với nghệ thuật vì muốn được thỏa đam mê ca hát, để kể những câu chuyện của đời mình bằng âm nhạc, để tìm thấy sự đồng cảm trong từng giai điệu của bài hát.

Mới đây, Lã Phong Lâm đã có dịp hợp tác cùng nam ca sĩ Vũ Duy Khánh trong single “Còn lại chút tình người”. Điều đáng nói là chỉ trong vòng 10 ngày, ca khúc này đã lọt vào Top 3 trên Bảng xếp hạng của website nhaccuatui. com.

Vụ án của Lã Phong Lâm

Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 5/8/2013, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử vụ án băng nhóm giang hồ dùng súng truy sát nhau trên đường Láng – Hòa Lạc.
Vụ án xảy ra hồi đầu tháng 3/2010 trên đường Láng – Hòa Lạc (nay thuộc Đại lộ Thăng Long) nhưng đến hôm nay, sau nhiều lần trì hoãn vụ án cũng đã được khép lại với bản án thích đáng cho ‘băng nhóm’ giang hồ xem thường luật pháp.

Hầu tòa là 15 bị cáo bị truy tố về các tội danh “Giết người”, “Gây rối trật tự công cộng”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm” và “Hủy hoại tài sản”.

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

Cụ thể các bị cáo Nguyễn Quang Đông (SN 1992), Nguyễn Tuấn Đạt, (SN 1982), Nguyễn Quang Hinh (SN 1987), cùng trú ở xã Thanh Xá, Thanh Ba, Phú Thọ; Nguyễn Huy Trường (SN 1989), Trần Cường Thủy (SN 1979), cùng trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và Nguyễn Văn Dũng (SN 1983), trú tại xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội bị VKS truy tố về tội “Giết người”, các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội danh đã nêu trên.

Xuất phát từ mâu thuẫn giữa anh Nguyễn Bích Thủy (SN 1978) đi cầm cố xe ô tô cho anh Bạch Thành Phong (trú ở phường Giảng Võ) để vay 350 triệu đồng. Sau nhiều lần trì hoãn anh Phong đòi tiền nhưng Thủy không trả. Bực tức với thái độ của Thủy, ngày 1/3/2010, Phong cùng hai đối tượng đến quán karake trên đường Cầu Giấy tìm Thủy nói chuyện. Tại đây Phong không gặp được Thủy nhưng lại ‘gây sự’ với Nguyễn Quang Đông (anh họ Thủy) làm quản lý quán karaoke. Đông tức tốc gọi điện cho Thủy và bảo Thủy ‘bố trí’ thêm một số anh em để hẹn Phong giải quyết mâu thuẫn.

Sau khi tìm nhưng không gặp được Thủy, Phong cùng 2 đối tượng lên ô tô đi về hướng Láng – Hòa Lạc. Biết hướng đi của chiếc xe chở Phong, nhóm đối tượng Đông chuẩn bị dao kiếm, súng bắn đạn ria, hung khí… lên 4 chiếc xe ô tô đuổi theo xe của Phong. Thấy nhóm đối tượng quá hung hãn, 2 đối tượng trên xe của Phong đã rút súng ra nã đạn vào những chiếc xe theo sát phía sau. Thấy vậy, các đối tượng trong nhóm của Đông cũng dùng súng để truy sát lại, khiến cho cuộc truy đuổi càng trở nên hung hãn.

Một trong 4 chiếc xe ô tô của nhóm Đông đã tông vào xe của Phong khiến chiếc xe văng xuống ruộng, tuy nhiên Phong cùng 1 đối tượng trong xe đã nhanh chóng tẩu thoát, người còn lại ở trong xe bị bắn và đánh trọng thương. Tuy nhiên sau khi sự việc bị cơ quan chức năng vào cuộc thì chính người này lại không ra để trình diện.

Sau 2 ngày làm việc cật lực, HĐXX xét thấy các bị cáo tại tòa đã thành khẩn khai báo sự việc, hành vi của các bị cáo là sai trái, xem thường luật pháp. Kết thúc phiên xử sáng nay 6/8, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Đông 17 năm tù, Trần Cường Thủy 16 năm tù, Nguyễn Tuấn Đạt 13 năm tù, Nguyễn Huy Trường 16 năm, Nguyễn Quang Hinh và Nguyễn Văn Dũng 13 năm tù giam về tội “Giết người”.

Các bị cáo Nguyễn Xuân Ngà 16 tháng, Lã Phong Lâm 9 tháng, Nguyễn Mạnh Hoàn 12 tháng, Nguyễn Ngọc Tú, Lê Sĩ Phương 15 tháng, Nguyễn Bích Thủy 42 tháng, Trịnh Văn Chung 29 tháng 6 ngày, Nguyễn An Tú 6 tháng 18 ngày cải tạo không giam giữ, Hoàng Thị Bích Ngọc 24 tháng nhưng cho hưởng án treo về các tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm” và “Hủy hoại tài sản”.

Thông tin tiểu sử Lã Phong Lâm

Đánh giá 5 sao cho bài viết nhé bạn! Xin cám ơn!

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.