Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

6298
Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Khám phá tiểu sử của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un chi tiết và đầy đủ nhất, từ lý lịch xuất thân gia đình đến cuộc đời sự nghiệp Kim Jong-un đầy đủ nhất

Lý lịch Kim Jong Un

Kim Jong Un là ai?

Ông là lãnh đạo tối cao của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đương kim Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Ông là cháu nội của người lãnh đạo và sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Il-sung. Kim Jong-un là con trai của người lãnh đạo tối cao thứ nhì  Kim Jong Il và vợ thứ ba Ko Yong Hui.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Ba đời lãnh đạo Triều Tiên: ông Kim Il Sung (trái) là người sáng lập CHDCND Triều Tiên, tiếp theo là con trai Kim Jong Il (giữa) và cháu trai Kim Jong Un (phải) là người đang lãnh đạo Triều Tiên.

Kim Jong Un sinh năm bao nhiêu?

Ông sinh ngày 8 tháng 1 năm 1983.

Xuất thân của Kim Jong Un

Kim Jong Un là con trai thứ ba, cũng là con út của người lãnh đạo tối cao thứ nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il; Kim Jong Un được Kim Jong Il chỉ định làm người kế vị làm lãnh đạo thế hệ thứ ba của Triều Tiên.

Kim Jong Un có 2 anh trai là Kim Jong Nam và Kim Jong Chul. Anh cả của Kim Jong Un là Kim Jong Nam, con của Kim Jong Il với người vợ thứ hai là Song Hye Rim. Kim Jong Chul là anh cùng cha cùng mẹ của Kim Jong Un và là con thứ hai của Kim Jong Il. Kim Yo Jong là em gái của Kim Jong Un.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Vợ của Kim Jong Un là ai?

Vợ của ông là bà Ri Sol Ju, được cho là sinh năm 1989. Có thông tin 2 người đã có 1 bé gái.

Cuộc đời và sự nghiệp của Kim Jong Un

Tuổi thơ của Kim Jong Un

Trước Kim Jong Un, nhà lãnh đạo thế hệ thứ hai còn có hai người con trai lớn là Kim Jong Nam, con của Kim Jong Il và diễn viên nổi tiếng Song Hye Rim, và Kim Jong Chol, con đầu lòng của nhà lãnh đạo với nghệ sĩ múa Ko Yong Hui – mẹ của Kim Jong Un.

Kim Jong Nam, sinh năm 1971, là người đầu tiên được ưu ái. Tuy nhiên, người con trai lớn tự đánh mất quyền thừa kế của mình vào năm 2001 sau khi bị bắt tại Nhật Bản. Ông gặp rắc rối với cơ quan chức năng do sử dụng hộ chiếu giả để xem công viên giải trí Disneyland tại Tokyo. Sau khi người con trai lớn làm chính quyền Bình Nhưỡng bẽ mặt, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã quyết định đào tạo út nam của gia đình – Kim Jong Un – chuẩn bị cho vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính quyền.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Anh trai ruột của Kim Jong Un là Kim Jong Chol, sinh năm 1981, bị bố đánh giá là quá yếu đuối và không đủ năng lực để làm chính trị. Mối quan tâm của Kim Jong Chol là âm nhạc. Kim Jong Chol được cho là đang sống cuộc đời trầm lặng ở Bình Nhưỡng và là thành viên của một ban nhạc Triều Tiên.

Kim Jong Un khác xa hai anh lớn, luôn tỏ rõ khí chất lãnh đạo, thích ganh đua và tiềm ẩn nhiều tham vọng lớn từ khi còn nhỏ.

Cũng giống như các anh trai của mình, ông Kim Jong Un được giáo dục tại Thụy Sĩ. Sau khi trở về Bình Nhưỡng, ông tiếp tục học Đại học Quân sự Kim Nhật Thành.

Kim Jong Un được thông báo nằm trong danh sách kế vị vào năm 1992, theo Ko Yong Suk. Ngày sinh nhật lần thứ tám, cậu được tặng một bộ đồ tướng quân. Những lãnh đạo quân đội ngày hôm ấy đều phải cúi chào Kim Jong Un để bày tỏ sự kính trọng trước con trai của nhà lãnh đạo quốc gia.

Quá trình lên nắm quyền và lãnh đạo Triều Tiên

Ngày 5/1/2009, hãng thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc loan tin rằng Kim Jong Il đã ấn định Kim Jong Un làm người kế vị. Đến ngày 8/3 cùng  năm thì có tin Jong Un có tên trong các nhân vật được bầu vào Hội nghị Nhân dân Tối cao nhưng sau đó ông lại không có tên trong danh sách các đại biểu.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Đến ngày 27/4/2009, Kim Jong Un được bổ vào Ủy ban Quốc phòng, sửa soạn cho con đường lên nắm quyền. Ngày 28/9/2010, Kim Jong Un được cha thăng hàm Đại tướng và chỉ định vào chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, một cơ quan quyền thế trong Đảng Lao động Triều Tiên khi mới khoảng 27 tuổi. Đây được xem là những bước quan trọng để dọn đường cho Kim Jong Un lên kế vị cha làm lãnh tụ Triều Tiên.

Những dự đoán trên dần trở thành sự thật ngay sau khi thông cáo về sự ra đi của lãnh tụ Kim Jong Il, Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đã loan tải Kim Jong Un là “Người thừa kế vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Juche và lãnh tụ nổi tiếng của đảng, quân đội và nhân dân”.

Ngày 19/12/2011, hai ngày sau khi Kim Jong Il qua đời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng ủy Quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, Ủy ban thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao và Chính phủ công bố “Thư gửi toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và nhân dân”, yêu cầu toàn thể đảng viên, quan binh Quân đội Nhân dân và nhân dân “trung thành với sự lãnh đạo của đồng chí Kim Jong Un tôn kính”, Đảng và Quân đội Nhân dân cùng với nhân dân duy trì đoàn kết. Các phương tiện truyền thông Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngay sau đó gọi Kim Jong Un là “nhà lãnh đạo vĩ đại”, “người kế thừa vĩ đại”.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Ngày 29/12/2011 thì ông Kim Jong Un chính thức trở thành Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Ông Kim Jong Un thực hiện bài phát biểu đầu tiên trước công chúng vào ngày 15/4/2012 khi Triều Tiên kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng lập Kim Il Sung (ông nội của Kim Jong Un). Trong bài phát biểu đó, ông ca ngợi học thuyết “Quân đội trước hết” của Triều Tiên và khẳng định, thời đại đất nước ông bị đe dọa đã qua rồi.

Thành công trong quá trình lãnh đạo của Kim Jong Un

Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên cũng thu được một số thành tựu. Tháng 12/2012, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh lên vũ trụ, trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ. Năm 2013, Triều Tiên đã giải quyết được nạn thiếu lương thực kéo dài từ thập niên 1990. Theo con số của Chương trình Lương thực Thế giới, năm 2013 Triều Tiên đã nhập kho khoảng 5,93 triệu tấn lương thực và năm 2014 là 5,94 triệu tấn, đủ để cung ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Nguyên nhân vụ thu hoạch kỷ lục xuất phát từ đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo mới khi đề ra chủ trương thay đổi trong quản lý nông nghiệp từ năm 2012.

Năm 2015, Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất máy bay hạng nhẹ dựa theo thiết kế của chiếc An-2 của hãng Antonov và loại phi cơ Mỹ Cessna 172 Skyhawk, bản thân ông Kim Jong-un đã đích thân tham gia lái thử nghiệm chiếc máy bay dân dụng mới do nước mình sản xuất.

Ngày 29/6/2016, tại kỳ họp lần thứ tư của Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XIII (tức Quốc hội Triều Tiên), Kim Jong Un được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ. Ủy ban này được thành lập nhằm thay thế cho Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, cơ quan quyền lực nhất dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Thông tin tiểu sử Kim Jong Un

Năm 2018 được coi là năm đột phá trong đường lối đối ngoại của Triều Tiên, mở đầu là Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên lần đầu tiên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh vào tháng 4/2018. Cái bắt tay lịch sử giữa ông Kim Jong Un và Moon Jae In đã mở ra một thời kỳ lạc quan hơn cho mối quan hệ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Trong năm 2018, ông Moon và ông Kim đã gặp nhau 3 lần và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã trở thành nhà lãnh đạo thứ ba của nước này đặt chân đến Bình Nhưỡng.

Cũng trong năm 2018, ông Kim Jong Un tới Trung Quốc 3 lần gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trước và sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hồi tháng 6/2018.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều đầu tiên ở Singapore, ông Kim Jong Un đồng ý làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên để đổi lại sự đảm bảo an ninh và mối quan hệ mới với Mỹ.

Và đến ngày 27-28/2/2019, thủ đô Hà Nội của Việt Nam trở thành địa điểm cầu nối thứ hai cho thượng đỉnh Mỹ – Triều với nhiều hy vọng một hiệp ước hòa bình sẽ chính thức được ký kết, mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới trên bán đảo Triều Tiên.